Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Xã Luận
Hiện tượng xung đột trong dòng chảy Trung Đông.
-------------------------------------------Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt
Cuộc nội chiến hiện nay tai Iraq là một thảm họa cho nhân lọai chứ không riêng gì cho người dân Iraq. Cuộc chiến nầy còn là mối đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ do sự bất ổn của tình hình Trung Đông gây nên. Các xung đột xảy ra hằng ngày cho thấy dấu hiệu chấm dứt chiến tranh hãy còn xa, xa lắm…

 


 


 


Mỗi ngày người tị nạn càng gia tăng chạy sang các nước láng giềng. Chưa kể hành động bất nhân của tổ chức ISIS (Islamic State in Iraq and Syria) kêu gọi một cuộc “thánh chiến” toàn diện nổi lên chống lại Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương

 

Đứng trước những “biến thiên” thời cuộc, không ai có thể ngờ rằng Iraq và Syria hiện đang rẽ sang cuộc chiến hoàn toàn khác biệt của 2 năm trước đây trên lãnh thổ Syria. Chính vì thế Tổng thống Obama đã được khuyến cáo rằng Hoa Kỳ cần phải thay đổi chính sách đối với Iraq lẫn Syria, nghĩa là cần phải viện trợ thực tế và hữu hiệu hơn, kể cả vấn đề đem quân trở lại Iraq và không kích Syria, như một số nhân vật thuộc đảng Cộng Hòa đề nghị mà điển hình nhất là nguyên Phó Tổng thống Dick Cheney.

 

Cho dù những chỉ trích (lẽ thường) từ phía Cộng Hòa, Tổng thống Obama tìm kiếm quyết định sau cùng trong việc mang quân trở lại Iraq. Tuy nhiên, để “chuẩn bị” hoặc “mở màng” cho một trận chiến mới, Hoa Kỳ đã triển khai kế hoạch trở lại chiến trường xưa (Iraq) bằng cách ra lệnh cho máy bay thực hiện trên cả 100 phi vụ hằng ngày để đánh chận phiến quân Hồi Giáo ISIS. Ngoài ra, các phi vụ do thám của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Syria cũng đã được Tổng thống Obama chấp thuận hôm 28/8. Như thế các cuộc không kích của Hoa Kỳ tại Iraq và các phi vụ tình báo trên Syria là những bước tiến đầu tiên để Hoa Kỳ chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng bộ binh? Trên thực tế, Hoa Kỳ đã điều động trên 1,000 Lực Lượng Đặc Biệt hiện đang cố vấn cho chính quyền Iraq và dân quân người Kurds. Về yếu tố đồng minh, Hoa Kỳ đã vận động được các quốc gia trên thế giới thành lập một Liên Minh chống ISIS. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hiện nay đang đối diện với một địch thủ đáng sợ hơn lực lượng Hồi Giáo trước kia như Sunni hay Shiile và ngay cả al-Qaeda. Lực lượng Hồi Giáo ISIS không phải là thành phần ô hợp mà là một tổ chức được huấn luyện kỹ càng, tinh thần chiến đấu cao. Đặc biệt hình thức khủng bố lại tàn nhẫn hơn các lực lượng trước kia. 

 

Trên phương diện chiến lược các nhà quân sự Hoa Kỳ cho rằng không kích Iraq chỉ có thể giải quyết tạm thời chứ không thể triệt tiêu ISIS. Do đó Mỹ cần mở rộng sang Syria đánh trực tiếp vào căn cứ địa của họ trong vùng Đông-Bắc Syria nơi bộ chỉ huy Hồi Giáo ISIS trú đóng. Đây chính là “khúc xương” mà Tổng thống Obama phải giải quyết trước tiên với Damascus, vì lẽ chính quyền của Bashar al-Assad lên tiếng cho Mỹ biết rằng họ không thể xâm phạm không phận của Syria, và cho đó là hành động xâm lăng chủ quyền lãnh thổ. Trừ khi có sự đồng thuận hay cho phép của họ. Tuy thế, để bắn tiếng cùng Mỹ, Ngoại Trưởng Syria tuyên bố rằng:”Hoa Thịnh Đốn muốn chống khủng bố ISIS cần phải có sự hợp tác của Damascus, chứ không thể vi phạm chủ quyền Syria”. Dĩ nhiên khi đưa ra lời tuyên bố trên, Damascus luôn luôn có điều kiện đi kèm rằng Hoa Kỳ phải công nhận sự hợp pháp của chính quyền  Bashar al-Assad và ngưng viện trợ cho quân nổi dậy. Xa hơn bước nữa, Ngoại trưởng Moualem còn nhấn mạnh rằng: Damascus sẽ hoan nghênh cuộc chiến chống khủng bố do Hoa Kỳ lãnh đạo. Dĩ nhiên ông Ngoại trưởng cũng nhấn mạnh đến mọi hoạt động trên lãnh thổ Syria phải được tham khảo trước với chính quyền Damascus. Kể cả Lực Lượng gìn giữ hòa bình của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phải có sự chấp thuận của Damascus.

 

Vấn đề thứ 2: Khi Mỹ không kích phiến quân ISIS ở Iraq, thành phần Hồi Giáo qúa khích nầy đã di chuyển về lãnh thổ Syria. Tại đây họ đã  kiểm soát cả ngàn cây số vuông, với tỷ lệ 35% lãnh thổ Syria, hầu hết tất cả các giếng dầu lớn đều dưới tay kiểm soát của họ. Chưa kể đến Lực lượng Hồi Giáo đã tổ chức chặt chẽ và giám sát mọi hoạt động của người dân, kể cả toà án riêng biệt của Hồi Giáo v.v… Hầu hết họ đã chiếm lĩnh miền Bắc của Sunni và miền Tây Iraq cùng biên giới giữa Iraq và Syria, cho nên việc di chuyển vũ khí,  hàng hóa giữa Iraq và Syria rất dễ dàng.. 

 

Với các trói buộc của chính quyền Bashar al-Assad, Tổng Thống Obama hiện đang ở trong trạng thái suy đi nghĩ lại nhiều lần về một đối sách mới với Syria. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cho biết Ngũ Giác Đài đã sẵn sàng nhiều kế hoạch và giải pháp để đệ trình lên Tổng Thống. Nhưng dầu gì đi nữa cuộc không kích của Mỹ ở Syria chống lại nhóm Hồi Giáo qúa khích sẽ có nhiều ‘biến chứng” và khó khăn hơn ở Iraq rất nhiều, do bởi tại Syria hiện nay có những nhóm như al-Qaeda, thành phần Liên kết Busra Front, phiến quân phương Tây đang hậu thuẩn cho ISIS. Ngoài ra ngay cả trong nội tình Syria nhóm cực hữu cũng đưa ra những phương án chống Mỹ.

 

Điểm lại dòng chảy Trung Đông trong quá khứ và những biến thiên trên thế giới, chúng ta nhận thấy Tổng thống Obama nói riêng và Hoa Kỳ nói chung đang đứng trước một thách thức lớn, thách thức ấy hình như chưa từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ.  Như trường hợp gần đây nhất, ngay tại nội địa trong 2 ngày cuối tuần 30/8 và 1/9 người dân tại Atlantic City đã mất 5,000 việc làm do việc đóng cửa 2 casino, tuần lễ sau đó mất thêm 3,000 việc làm nữa vì Trump Plaza đóng cửa. Như thế chỉ trong vòng 1 tuần nước Mỹ đã mất 8,000 việc làm. Riêng về đối ngoại, chiến trường Afghanistan vẫn là Afghanistan của 10 năm trước cho dù Bin Ladin không còn nữa. Do Thái và Palestine chỉ đọat được thỏa ước tạm thời. Putin lại nắn gân Obama bằng cách đem quân và vũ khí viện trợ cho phiến quân tại Ukranie, đây là vùng “trái độn” và “cửa ngõ” của Nga nên ông Putin sẽ không dễ dàng buông tha. Cộng thêm lời tuyên bố thách thức hù dọa rằng nước Nga có vũ khí nguyên tử mạnh nhất thế giới. Nhìn về Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc lợi dụng sự bận rộn của Hoa Kỳ tuyên bố 2/3 biển Đông và Hoa Đông thuộc về họ. Đối với Iran mọi cuộc thương thuyết hủy bỏ chương trình hạt nhân vẫn chưa thể tìm được đồng thuận. Đây là điều quan tâm lớn nhất của Hoa Kỳ hiện nay. Ngay cả cựu Ngọai trưởng Henry Kisssinger cũng lên tiếng cảnh báo rằng Iran nguy hiểm hơn bọn khủng bố ISIS rất nhiều.

Đối với Ai cập luôn luôn xáo trộn chính trị,... Hoa Kỳ chưa thể hoặc không thể duy trì ảnh hưởng của mình như trước đây. Sau cùng nhưng chưa tận cùng, Iraq và Syria chỉ là khởi điểm ban đầu cho một thách thức đã có và hiện đang tồn tại. Trong đó nguyên nhân của cuộc chiến là phản ảnh bởi đức tin của những con người cuồng tín và qúa khích gây nên./.

 

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hoạt

 
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Trung Quốc trước áp lực toàn cầu trong chính sách phá giá (24-04-2024)
    Mục Tiêu & Nhu Cầu Duy Trì Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (22-03-2024)
    Lá Thư Tổng Biên Tập (08-02-2024)
    Mơ Hồ Chiến Lược (15-01-2024)
    Sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc (16-12-2023)
    Cộng và trừ trong chương trình trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) (20-11-2023)
    Cản lực và quyết tâm (19-10-2023)
    Chiến trường là thành tố cho nỗ lực hòa đàm (30-08-2023)
    Cuộc chiến chưa có lối ra (03-08-2023)
    Nguy cơ lão hoá của Trung Quốc (04-07-2023)
    Sức Mạnh Bảo Vệ Hoà Bình (17-05-2023)
    Tham vọng thống trị công nghệ của Bắc Kinh (22-04-2023)
    Dấu chân Đại hán trên châu Mỹ-Latin (22-03-2023)
    Cuộc Chiến Chưa Có Lối Ra (31-01-2023)
    Thuật ngữ của ĐCSTQ Trong Các Kỳ Đại Hội Đảng (11-12-2022)
    Kim Jong-Un kẻ cuồng vọng hạt nhân (07-11-2022)
    Trật tự mới trong tầm nhìn của Bắc Kinh và Moscow (12-10-2022)
    Kịch bản cho một cuộc chiến Đài Loan & Trung Quốc (14-09-2022)
    MỘT VIỆT NAM ĐOÀN KẾT HƠN, QUYẾT TÂM HƠN SAU ĐẠI DỊCH (10-09-2022)
    Tham vọng của Tập Cận Bình trong Đại Hội Đại Biểu Đảng CSTQ lần thứ 20 (10-08-2022)

Các bài viết cũ:
    Sự chuyển dịch để cân bằng đối lực của Hoa Kỳ tại Châu Á Thái Bình Dương (16-08-2014)
    Iraq, bài toán không tìm ra đáp số (09-07-2014)
    Ukaine trước những manh nha và tham vọng của Moscow. (15-06-2014)
    Chiến Tranh Hay Hòa Bình Với Trung Quốc. (20-05-2014)
    Đổi mới và sáng tạo để thích ứng trong một thế giới đang thay đổi.  (13-04-2014)
    Có những mùa xuân không thể quên. (11-03-2014)
    Sự Đào Thải Trong Kế Hoạch “Vùng Nhận Dạng Phòng Không “của Bắc Kinh. (15-02-2014)
    Tiếng gọi Hoàng Sa (20-01-2014)
    Văn hóa, sản phẩm của con người (22-12-2013)
    Đông Nam Á trước trục xoay Hoa Kỳ (09-11-2013)
    Thế là anh Văn cũng đã ra đi! (15-10-2013)
    Campuchia có cần một chính khách như Sam Rainsy? (26-09-2013)
    Lòng tin chiến lược cho phát triển (26-09-2013)
    Damascus điểm chưa dừng của Bạch Cung (13-09-2013)
    Chuyến thăm lịch sử (27-07-2013)
    Tái Cấu Trúc Doanh Nghiệp (12-07-2013)
    Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc (02-06-2013)
    Bình Nhưỡng trước nguy cơ và đối lực của Hoa Kỳ (12-05-2013)
    Đục-trong mẹ hát cháy lòng! (17-04-2013)
    Ai nắn gân ai: Trung Quốc hay Nhật Bản? (11-04-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152740582.